Kết cấu chân rễ của một công trình chắc hẳn không ai không biết. Đó chính là nền móng, một kết cấu đóng vai trò chịu tải trọng và truyền xuống lòng đất. Nhưng trước khi thi công một công trình điều đầu tiên vẫn là gia cố nền móng. Khảo sát xem nền đất có sức chịu tải và cần gia cố như thế nào. Đối với mỗi địa hình sẽ dùng các loại cọc như: Cọc cừ tràm, cọc tre ,cọc bê tông cốt thép,…
Móng cừ tràm là gì?
Cừ tràm là loại cây thân gỗ đối với các công trình phía Nam không nhà thầu nào mà không biết. Một nền đất sử dụng cừ tràm sẽ được củng cố và gia tăng sức chịu tải. Có thể đạt mức chịu tải lên đến 8 tấn trên 1m2. Móng cừ tràm là một loại hình công trình được thiết kế dựa trên kinh nghiệm của phần đa các kỹ sư. Loại móng cừ tràm được sử dụng nhiều ở các tỉnh phía Nam nước ta. Đặc biệt, Tphcm là nơi có nhiều công trình sử dụng cừ tràm. Được xây dựng từ những năm Pháp thuộc, và vẫn được sử dụng đến ngày hôm nay.

Móng cừ tràm
Các loại móng cừ tràm
Cừ tràm sau khi gia cố móng sẽ tạo nên một nền đất vô cùng vững chắc. Sau đó có thể sử dụng các loại móng để có thể tiến hành thi công xây dựng. Dưới đây là một số loại móng phù hợp để thi công xây dựng.
Móng đơn cừ tràm
Về hình thức thì móng đơn còn được gọi là móng cốc được thi công dưới cột trụ. Loại móng này được thi công xây dựng các công trình nhà cấp 4, cao 1, 2 tầng. Móng đơn kết hợp cừ tràm gia cố nền sẽ tạo nên một kết cấu chống đỡ tương đối tốt. Móng đơn có các loại được sử dụng phổ biến như trụ hình vuông, tám cạnh, hình chữ nhật.
Hiện tại móng đơn đã và đang rất được sử dụng nhiều tại các công trình nhỏ và vừa. Giúp tiết kiệm được một nguồn kinh tương đối lớn cho gia chủ.

Móng đơn cừ tràm
Móng băng cừ tràm
Loại móng băng được dùng cho các công trình nhà cao tầng không quá 5 tầng. Được thi công dưới các dãy cột, hàng, tường. Thường được thi công độc lập hoặc giao nhau. Tùy thuộc vào địa hình, diện tích móng và độ lún của nền đất mà lựa chọn sao cho phù hợp kết cấu.
Cấu tạo cơ bản của một móng kết cấu móng băng:
Lớp bê tông móng băng có bề dày khoảng 100mm.
Kích thước phổ thông của móng băng trung bình từ: (900 – 1200) x 350 (mm)
Kích thước tiêu chuẩn của dầm: 300 x ( 500 – 700 ) (mm)
Thép bản mỏng của móng băng: Φ12a150
Thép dầm của móng băng phổ thông: dọc 6 Φ(18 – 22), đai Φ8a150
Móng bè cừ tràm
Ngoài tên móng bè thì còn được gọi với trên móng toàn diện. Loại móng này được thi công trên các loại hình xây dựng như nhà cao tầng, hồ bơi, sân bóng,…. Có những cấu tạo cơ bản như sau:
Bản đáy móng được thi công đóng cừ tràm 25 cây/1m2
Lớp bê tông có độ dày 100.mm
Chiều cao bản móng: 200.mm
Kích thước dầm móng: 300 x 700 (mm)
Thép bản móng: 2 lớp thép Φ12a200
Thép dầm móng: Thép dọc 6Φ(20 – 22), thép đai Φ8a150
Tính toán móng cừ tràm
Tóm gọn và đúc kết dựa trên công thức tính cơ bản sau:
n = 4000*(e0-eyc)/(pi*d^2*(1+eo))
Trong đó:
n: Số lượng cây cọc cừ tràm.
e0: Độ rỗng tự nhiên của nền đất chuẩn bị thi công.
d: Quy cách gốc cừ tràm
eyc: Đỗ rỗng nền đất.
Dựa trên công thức và tính toán được một số chỉ số tương đối như sau:
- Nếu đất nền có IL = 0,55 ÷ 0,60, sức chịu tải tự nhiên R0 = 0,7 ÷ 0,9 kg/cm2 . Đóng 16 cọc cho 1m2.
- Nếu đất nền có t IL = 0,7 ÷ 0,8, sức chịu tải tự nhiên R0 = 0,5 ÷ 0,7 kg/cm2. Đóng 25 cọc cho 1m2.
- Nếu đất nền có IL > 0,80, sức chịu tải tự nhiên R0 < 0,5 kg/cm2 . Đóng 36 cọc cho 1m2.
Kết luận
Cừ tràm đã và đang được sử dụng rất nhiều trong xây dựng. Làm một trong những vật liệu gia cố sẽ được sử dụng trong tương lai. Để có thể tạo nên một kết cấu vững chắc. Chúng ta hãy cân nhắc lựa chọn loại móng phù hợp với cừ tràm để có thể thi công một cách nhanh chóng và tiết kiệm.